MẪU ĐƠN XIN SỬA NHÀ CHỐNG DỘT MỚI NHẤT

Chắc hẳn việc viết đơn xin sửa hàng chống dột còn khá mới với nhiều hộ gia đình. Đây là một lại mẫu đơn xin sửa nhà chống dột chỉ áp dụng với những hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sửa chữa, cải tạo lại khu nhà ở cần nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin phép. Bài viết mẫu đơn xin sửa nhà chống dột sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về mẫu đơn xin sửa nhà chống dột nhé!

Khi nào cần mẫu đơn xin sửa nhà chống dột?

Khi nào cần làm đơn xin sửa nhà chống dột? Đây là câu hỏi mà cũng rất nhiều người thắc mắc không biết khi nào thì cần mà khi nào thì không cần. Theo luật Xây dựng  sửa đổi năm 2020, thì việc sửa nhà có 2 trường hợp. Thứ nhất sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà, thay đổi hệ thống khung sườn của ngôi nhà ví dụ như đúc thêm cầu thang, hoặc đổi cầu thang cũ thành cầu thang loại mới; đúc thêm các cột, đúc thêm sàng, nâng tầng; hay đúc thêm ô văng sê nô, máng xối bê tông bằng cốt thép, sửa lại móng nhà, xử lý nhà bị nghiêng, lún. Thứ hai, sửa nhà nhưng không làm thay đổi cấu trúc chịu lực, không thay đổi kết cấu ngôi nhà như, đập nhà vệ sinh cũ, xây cái mới; xây vách ngăn phòng, xây lại hộp gen; nâng nền, lát gạch lại, thay hệ thống nước, sửa đổi hệ thống điện, thay mái tôn bị dột,….

mẫu đơn xin sửa nhà chống dột

Và bạn cần phải xin phép khi sửa nhà trong trường hợp sau: trường hợp nhà của bạn quá xuống cấp. Diện tích nhà quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Bạn muốn thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Trong trường hợp đó bạn bắt buộc phải cần có giấy phép xin sửa nhà. Và phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi mà bạn thi công. 

Mẫu đơn xin sửa nhà chống dột

mẫu đơn xin sửa nhà chống dột

Mẫu đơn này áp dụng cho những ngôi nhà riêng lẻ đô thị

mẫu đơn xin sửa nhà chống dột

Mẫu đơn này áp dụng cho trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng

mẫu đơn xin sửa nhà chống dột

Lưu ý về hồ sơ khi viết mẫu đơn xin sửa nhà chống dột

Tại điều 47, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình cần những giấy tờ sau:

Thứ nhất, đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ, mẫu này là mẫu số 1 tại phụ lục II được ban hành kèm theo nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Thứ hai, cần có các giấy tờ minh chứng về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật ban hành là sổ hộ khẩu, thẻ căn cước công dân, giấy phép chủ quyền nhà đất, tờ khai thuế trước bạ.

Thứ ba, phải có bản vẽ hiện trạng của những phần, những cấu trúc, bộ phận cần sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo. Cần có ảnh chụp cụ thể hiện trạng của các công trình lân cận trước khi cải tạo.

Thứ tư, hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo phải tương đương với mỗi loại công trình được quy định theo nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Cuối cùng, đối với những công trình là di tích lịch sử- văn hóa và là danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải chấp thuận về sự cần thiết xây dựng cũng như quy mô xây dựng công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Lưu ý thêm thời hạn sửa nhà chống dột chỉ có hạn là 12 tháng kể từ khi được cấp giấy phép sửa chữa, sau 12 tháng sẽ hết hiệu lực, nhưng gia chủ có thể xin gia hạn thêm thời gian nếu cần. Và quá trình thi công công trình phải đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực công trình, tránh gây ảnh hưởng đến xung quanh.

Thủ tục làm mẫu đơn xin sửa nhà chống dột hiện nay

Sau khi hoàn tất thông tin tại mẫu đơn xin sửa nhà theo mẫu thì chủ nhà tiếp tục thực hiện các bước sau đây:

Bước 1 là tìm hiểu, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định hiện hành của pháp luật

Bước 2 là nộp hồ sơ đã chuẩn bị đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nhà đất. Phải nộp đơn ở đúng cấp, không được vượt cấp, nếu không sẽ bị gửi trả lại hồ sơ. Sau khi mà nộp hồ sơ thì cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy hẹn cho chủ nhà, có thời gian giao trả hồ sơ cụ thể.

Bước 3 là sau khi nộp hồ sơ thì đến ngày hẹn thì chủ nhà sẽ nhận được hồ sơ cho phép sửa nhà đầy đủ tính pháp lý.

Bước 4 là trước khi thi công công trình 7 ngày thì chủ nhà cần gửi thông báo ngày triển khai công trình đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường xã.

Trường hợp được miễn xin mẫu đơn xin sửa nhà chống đột

Đối với những ngôi nhà riêng lẻ ở các vùng sâu vùng xa, thuộc những khu vực chưa có quy hoạch dân cư nông thôn

Những trường hợp sửa chữa lắp đặt thiết bị trong nhà không làm ảnh hưởng đến kết cấu khung ngoài của, nền móng, kiến trúc, công năng của ngôi nhà.

Trên đây là một số những mẫu đơn, lưu ý quy trình, hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở. Rất mong bài viết mẫu đơn xin sửa nhà chống dột sẽ đem lại cho bạn những thông tin bổ ích, hữu dụng. 

Tin tức liên quan

Chung cư Housinco Premium
Logo