Tìm hiểu về đơn nguyên chung cư là gì?

Hiện nay có rất nhiều loại hình nhà ở từ thấp tầng đến cao tầng. Hãy cùng tìm hiểu về Đơn nguyên chung cư trong bài viết này.

đơn nguyên chung cư

Đơn nguyên chung cư là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, đơn nguyên là đơn vị độc lập của công trình xây dựng, được giới hạn quy ước trên diện tích mặt bằng, đồng thời thống nhất, toàn vẹn về mặt tổ chức không gian, kỹ thuật và cấu tạo. 

Trong nhà ở nhiều tầng, đơn nguyên là tập hợp các căn hộ cùng sử dụng một tổ chức giao thông thẳng đứng (cầu thang bộ, cầu thang máy, ). Một ngôi nhà có thể bao gồm một hoặc nhiều đơn nguyên (trung bình 5-10 đơn nguyên). 

Từ đó có thể đưa ra định nghĩa Đơn nguyên chung cư là một tập hợp nhiều căn hộ bố trí xung quanh một cầu thang. 

Thông thường, mỗi đơn vị đơn nguyên sẽ có từ hai đến bốn căn hộ liền với nhau. Mỗi đơn nguyên có thể có nhiều loại căn hộ khác nhau (01 phòng ngủ, 02 phòng ngủ, … ).

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, chung cư đơn nguyên đã xuất hiện, dần dần thay thế cho các dạng chung cư khác và trở thành loại chung cư được lựa chọn đầu tư xây dựng nhiều nhất hiện nay. 

Nếu nhà trên năm tầng thì tổ chức nút giao thông chung ngoài cầu thang bộ thường có thêm 1-2 cầu thang máy. Điều đó tạo nên sự khác biệt của nhà nhiều tầng chia đơn nguyên và nhà cao tầng. Nhà cao tầng thì thường chỉ chủ yếu sử dụng cầu thang máy và thang bộ chỉ được xây dựng để làm lối đi phụ thoát hiểm khi cần thiết.

Đơn nguyên chung cư có những loại nào?

Có thể phân loại đơn nguyên theo đơn vị và vị trí đơn nguyên, bao gồm:

  • Đơn nguyên giữa (có chiếu sáng từ hai phía);
  • Đơn nguyên đầu hồi (có chiếu sáng từ ba phía do có thể trổ cửa sổ thêm ở phần đầu hồi nhà);
  • Đơn nguyên góc. 

Đơn nguyên giữa là phần cơ bản của cấu trúc toàn bộ nhà. Còn đơn nguyên đầu hồi và đơn nguyên góc đặc biệt ở chỗ có khả năng có thể chuyển hướng, làm tăng số phòng trong căn hộ và làm không gian khối kiến trúc nhóm đơn nguyên nhà thêm đa dạng về hình thể.

Đơn nguyên chung cư được sắp xếp như thế nào?

Chẳng hạn như trong các mẫu căn hộ chung cư dưới đây, mỗi toà ký hiệu Cx – N là một đơn nguyên. Trong đó, x là số thứ tự toà nhà, N là số thứ tự của căn trong đơn nguyên.

 

đơn nguyên chung cư

Ví dụ trong hình trên, căn C1-07 là toà nhà C1, đơn nguyên số 07 trong tổng số 11 đơn nguyên của tòa C1.

 

đơn nguyên chung cư

Trong hình trên, toà nhà lại được ký hiệu là CH và các đơn nguyên cũng được đánh số thứ tự lần lượt từ 01 đến 10.

Cấu trúc trong mỗi căn hộ đơn nguyên chung cư

Mối quan hệ giữa các phòng 

Đó là sự sắp xếp tương quan giữa phòng sinh hoạt chung, các phòng ngủ với không gian lối vào.

Ở đây, tổ chức mặt bằng căn hộ có hai cách: đặt tiền phòng là khu vực trung tâm của nhà (vào tất cả các phòng phải qua tiền phòng) hoặc đặt 1 phòng chung làm khu vực kết nối chính của nhà (phải qua phòng chung để vào khu phòng ngủ và các phòng khác). 

Dù bố trí theo  cách nào cũng chú ý phải bảo đảm nguyên tắc các phòng được sắp xếp phân theo ngày – đêm nhằm phục vụ đầy đủ tiện ích cho sinh hoạt.

Tương quan vị trí của bếp và khu vệ sinh trong căn hộ

Vị trí của bếp và khu vệ sinh trong căn hộ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống trong căn hộ nói riêng và nhà ở nói chung bởi việc sinh hoạt chung diễn ra gần như là ở hai nơi này.

Do đó, thông thường phải dựa vào bố trí của bếp và khu vệ sinh trong căn hộ để đánh giá giá trị mặt bằng của căn hộ. Xét theo vị trí của bếp và khu vệ sinh, căn hộ thông dụng thường có các kiểu bố trí sau:

  • Bếp và khu vệ sinh được bố trí sát dọc tường ngoài.
  • Bếp và khối vệ sinh được bố trí sát dọc tường ngang.
  • Bếp và khu vệ sinh bố trí đối diện nhau dọc theo tường ngang cạnh lối vào.
  • Bếp và khu vệ sinh đặt sát tường ngang và lùi sâu vào phía trong căn hộ.

Ưu, khuyết điểm:

  • Bếp và khu vệ sinh được bố trí sát dọc tường ngoài: thông gió tự nhiên và chiếu sáng trực tiếp cho bếp và khu vệ sinh, vừa đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu vừa đáp ứng điều kiện kinh tế. 
  • Bếp và khu vệ sinh được bố trí dọc tường ngoài, gần cửa ra vào: một trong hai bộ phận có thể không nhận được nhiều lượng ánh sáng tự nhiên. Tuy vậy nên ưu tiên khu vực bếp có ánh sáng hơn. 
  • Bếp và khu vệ sinh bố trí dọc theo tường ngang nhưng tách riêng và đối diện với nhau: bảo đảm thuận tiện đi lại, nhưng hai khu vực này tách rời nhau nên đường ống nước, điện phân tán làm tăng chi phí xây dựng.
  • Bếp và khu vệ sinh đặt gần tường ngang và lùi sâu vào trong căn hộ: một trong hai phòng phụ này được chiếu sáng tự nhiên. Do bếp và khu vệ sinh không đặt cạnh cầu thang nên việc cấp, thoát nước, chống ẩm trong căn hộ không bằng các hình thức khác.

Cấu trúc của mỗi căn shophouse

Mỗi căn shophouse có thể có cấu trúc và thiết kế khác nhau tùy theo kiểu dự án shophouse, quy mô, vị trí và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, dưới đây là một mô tả chung về cấu trúc cơ bản của một căn shophouse:

Tầng trệt (Ground Floor):

  • Khu vực kinh doanh: Tầng trệt thường là không gian kinh doanh chính của căn shophouse, thích hợp để mở cửa hàng, quầy bán hàng hoặc dịch vụ. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
  • Khu vực lễ tân: Có thể có một không gian lễ tân hoặc quầy tiếp đón khách.

Tầng trên (Upper Floors):

  • Khu vực sống hoặc làm việc: Các tầng trên của shophouse có thể được sử dụng để làm văn phòng, phòng làm việc hoặc căn hộ sống. Tùy thuộc vào thiết kế, có thể có một hoặc nhiều phòng ở các tầng này.
  • Khu vực giải trí: Có thể có không gian giải trí như sân thượng, ban công, hoặc khu vườn để thư giãn.

Phần ngoại vi:

  • Gara hoặc chỗ đậu xe: Một số khu shophouse có sân để đậu xe ô tô hoặc xe máy tại phía trước hoặc phía sau.
  • Tiện ích: Có thể có các tiện ích như hầm để lưu trữ, phòng giặt là, phòng tắm cho khách, và các khu vực phụ khác.

Đơn nguyên chung cư có những ưu điểm và nhược điểm gì? 

So với mặt bằng nhà chung cư, loại hình chung cư này có ưu điểm thuận lợi trong việc đảm bảo tiện nghi, hút gió tốt, dễ dàng bắt nguồn năng lượng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. Các căn hộ đơn nguyên chung cư có sự riêng tư cao, ít ảnh hưởng tới nhau, thuận lợi cho việc cách ly trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm tường ngoài vì mỗi căn hộ có độ dày lớn. Tuy nhiên chúng lại có nhược điểm là vốn đầu tư xây dựng, chi phí hao tổn đất đai, chi phí lắp đặt thang máy đều cao do phải chia các căn hộ chung cư ra thành nhiều đơn nguyên, số lượng căn hộ hạn chế, tầng thấp, diện tích phụ lớn,…Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích về đơn nguyên chung cưcho bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo nhé.

 

Tin tức liên quan

Chung cư Housinco Premium
Logo