Red flag trong tình yêu là gì hay red flag là gì? Khi mới yêu, mọi thứ đều đẹp như mơ nhưng theo thời gian lại có những tín hiệu xấu cho thấy những điều không hay có thể xảy ra. Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy đời sống tình cảm của bạn đang gặp trục trặc và bạn cần làm gì khi rơi vào tình trạng báo động “cờ đỏ”?
Định nghĩa Red flag trong tình yêu
Red flag (có nghĩa là lá cờ đỏ) là một phép ẩn dụ cho lá cờ đỏ, biểu thị một điều gì đó không tốt và bất thường sẽ xảy ra khi đó bạn cần phải tránh xa. Khi hẹn hò, dấu hiệu đó có thể xuất hiện nếu đối phương có những hành vi và biểu hiện khiến bạn nghi ngờ mối quan hệ và bạn cần hết sức cẩn thận nếu không muốn bị tổn thương.
Trong một mối quan hệ, những dấu hiệu cờ đỏ cũng cho thấy rằng người kia chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ hoặc rằng cả hai bạn đều không thể phát triển một mối quan hệ tốt đẹp và cùng nhau tiến xa hơn. Có rất nhiều kiểu red flag trong tình yêu từ những việc nhỏ như bất đồng quan điểm sẽ dẫn đến tổn thương tinh thần đối phương. Nếu không chú tâm và lơ là thì rất có thể mối quan hệ đó sẽ tiến triển theo chiều hướng Toxic.
Những dấu hiệu của red flag trong tình yêu
Luôn đặt nhu cầu của bản thân cao hơn đối phương
Người ta thường nói: yêu là cho đi tất cả, hãy yêu người mình yêu hơn cả bản thân mình. Nhưng đối với một số người thì ngược lại, những người coi mong muốn của họ là trên hết. Họ ích kỷ chỉ biết đến bản thân và không tôn trọng nhau.
Người yêu của bạn đối xử với bạn như thế nào? Anh ấy có liên tục đổ lỗi hay chỉ trích bạn không? Anh ấy sẽ đưa ra quyết định cho bạn mà không hỏi ý kiến bạn chứ? Anh ấy sẽ làm bạn xấu hổ trước mặt người khác? … Nếu câu trả lời là có, tôi xin chia buồn. Lá cờ đỏ rất rõ ràng rằng sẽ không có mối quan hệ nào là hoàn hảo nhưng đừng cho phép bản thân bị hạ thấp theo bất kỳ cách nào nhé.
Luôn nói xấu người yêu cũ
Khi yêu tình cảm của cả hai luôn nồng nàn, mọi thứ về đối phương đều hoàn hảo. Khi kết thúc mối quan hệ, một số người lại quay ngoắt 180 độ và phàn nàn rất nhiều về người yêu cũ. Nếu người yêu hiện tại của bạn như thế này thì hãy cẩn thận, đó cũng là một lá cờ đỏ rất lớn. Đây là sự thiếu chín chắn và thiếu trách nhiệm, giả dụ tiếp theo bạn với người đó chia tay thì người bị nói xấu tiếp theo sẽ chính là bạn.
Thích kiểm soát và thao túng đối phương
Tình yêu là sự tin tưởng, đồng cảm và tôn trọng lẫn nhau, nhưng nếu đối phương có dấu hiệu bảo bạn nên mặc gì khi ra ngoài, quyết định hôm nay ăn gì, nhìn điện thoại, gặp gỡ bạn bè thì phải thông qua anh ấy (cô ấy)… Đây là một trong những biểu hiện cho thấy Red flag rằng người ấy rất thích kiểm soát thao túng mọi thứ của bạn.
Ngoài ra, nửa kia cũng tìm mọi cách để đạt được điều họ muốn mà không cần quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Một ví dụ nhỏ: Anh ấy thích bạn trong chiếc váy này, nhưng bạn thì không. Vì vậy, anh ấy có thể nói khó nghe về cơ thể của bạn bất kể bạn cảm thấy thế nào, chỉ để đạt được mục tiêu làm những gì anh ấy muốn. Nếu người ấy của bạn có dấu hiệu này, bạn nên tính đến một tình huống “quay xe” ngay còn kịp.
Không dành thời gian nói chuyện và lắng nghe bạn
Giao tiếp là nền tảng của các mối quan hệ, vì vậy nếu cả hai không thể giao tiếp cởi mở và nói những lời tốt đẹp, mối quan hệ sẽ trở lên xấu đi. Giao tiếp không hiệu quả là khi người kia trở nên hung hăng, đổ lỗi hoặc bộc lộ cảm xúc một cách quá khích. Hãy đặc biệt chú ý vì sau những lần nói chuyện như vậy thì một ngày sẽ đến giới hạn và mối quan hệ của bạn cũng trở nên nứt vỡ.
Một mối quan hệ tốt là một nơi an toàn mà cả hai bạn có thể được lắng nghe và cởi mở nói về cảm xúc của họ mà không sợ bị phán xét hoặc chỉ trích. Chúng ta đều biết rằng giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu nửa ấy của bạn dường như không lắng nghe khi bạn nói hoặc không trả lời tin nhắn của bạn. Đây cũng được coi là dấu hiệu của sự thiếu giao tiếp và mất tập trung giữa hai bạn. Bước đầu tiên cần làm là thấu hiểu, đối thoại cởi mở. Có thể sự kiên nhẫn và trung thực sẽ là liều thuốc hữu hiệu giúp thu hẹp khoảng cách. Nếu điều đó không hiệu quả có nghĩa là người đó chưa thực sự sẵn sàng để bắt đầu mối quan hệ.
Phản ứng tiêu cực và có hành vi ngược đãi
Nếu ai đó lạm dụng bạn bằng lời nói, thể chất hoặc tình cảm, hoặc làm hại bạn thông qua tấn công tình dục. Hãy rời khỏi mối quan hệ càng sớm càng tốt và nhận bất kỳ sự trợ giúp nào bạn cần. Đây là những “dấu hiệu đỏ” không nên giải quyết trong bất kỳ tình huống quan hệ nào. Nếu bạn bị tổn thương trong một mối quan hệ, đó không những là dấu hiệu red flag mà còn là dấu hiệu của sự kết thúc.
Nếu ai đó không thể kiểm soát cảm xúc của họ và thường xuyên nổi cơn thịnh nộ vào bạn, đó là một “lá cờ đỏ” nghiêm trọng. Bất kỳ cách xử lý nào đối với sự im lặng tức giận hoặc sợ hãi đều có thể trở thành sự lạm dụng trong tương lai (về thể chất hoặc tinh thần). Mặt khác, thiếu sự đồng cảm có nghĩa là họ thiếu tình cảm và sự quan tâm cần thiết dành cho bạn. Suy cho cùng, một người bạn cần phải là người có thể kiểm soát cảm xúc của họ và thích ứng với mọi tình huống, chứ không phải là một người suốt ngày la hét.
Làm gì khi có dấu hiệu red flag
Đừng nên phớt lờ và lảng tránh nếu đối phương có những red flag kể trên, hãy chú ý quan sát và cảm nhận. Nếu cảm thấy không ổn thì hãy tạm dừng mọi thứ và kiểm tra xem rằng mối quan hệ này có thể tiếp tục được hay không, hãy hỏi chính bản thân mình rằng những lá cờ đỏ đó có thật hay không và suy nghĩ rằng mình nên giải quyết hay chỉ là vấn đề nhỏ. Và hãy nhớ rằng đừng kết luận mọi suy đoán của mình quá nhanh, nhiều khi có thể chỉ là do người ấy quan tâm quá mức hoặc là cảm xúc nhất thời chứ chưa hẳn đã là red flag nhé.
Bạn bè và người thân là những người bạn tin tưởng nhất, hãy hỏi ý kiến của họ về nửa ấy của mình. Hãy quan sát từ nhiều góc độ chứ đừng nên chỉ nhìn từ phía mình.
Tổng kết lại, bài viết trên đã chia sẻ cho bạn rằng Red Flag là gì, cách nhận biết Red Flag và những lời khuyên cho bạn khi gặp phải red flag trong một mối quan hệ. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn.