Khi làm nghề xây dựng, trong các loại giấy tờ, hồ sơ, sổ sách, có lẽ bạn rất quan tâm đến mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng. Vậy bạn đã tìm ra mẫu tối ưu cho mình, hãy để chúng tôi giúp bạn nhé.
Mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?
Ngày 12 tháng 5 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng. Trong đó có đề cập đến khái niệm về “Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hành động kiểm soát của các cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng và điều luật khác gắn liền trong quá trình trước, trong và sau đầu tư xây dựng công trình, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các quy định về chất lượng và an toàn của công trình”
Điều 4 của Nghị định kể trên cũng đưa ra các nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng, đó là:
- Công trình xây dựng luôn phải được kiểm tra liên tục, theo đúng các quy định có liên quan, để đảm bảo tính an toàn cho con người, tài sản và các công trình gần kề
- Từng hạng mục sau khi tiến hành đầy đủ các công đoạn nghiệm thu, do người có trách nhiệm và quyền lực ký kết văn bản, mới được phép đưa vào hoạt động
- Các nhà thầu tham gia vào quá trình xây dựng – bất kể chính hay phụ – đều phải xuất trình được các giấy tờ liên quan đến cấp phép xây dựng.
- Chủ đầu tư phải có trách nhiệm trong việc sát sao công trình thi công đúng theo quy mô, hình thức quản lý, thỏa thuận giao – mời thầu
- Cơ quan chuyên môn có chức năng hướng dẫn, cung cấp đủ loại giấy tờ nhằm hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sau khi đến giai đoạn nghiệm thu phải chủ động sát sao công trình, kiểm tra đầy đủ các tiêu chí đạt và chưa đạt.
Khi đó, Mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ bao gồm đầy đủ, chi tiết các giấy tờ, văn bản có liên quan trực tiếp đến quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm những mục nào?
Muốn quản lý chất lượng công trình xây dựng tốt thì phải trải qua tuần tự các bước: khảo sát – thiết kế – thi công – bảo trì – xử lý sự cố. Vậy nên mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng được chia nhỏ thành các mẫu như:
Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng:
Người tiến hành quản lý chất lượng khảo sát xây dựng phải là người do chủ đầu tư lựa chọn, có đủ kinh nghiệm và vị trí phù hợp để quản lý, kiểm soát xem:
- Năng lực của nhà thầu tiến hành khảo sát có đủ hay không, về nhân lực, vật lực và kinh nghiệm thi công các công trình xây dựng
- Quá trình tiến hành khảo sát có làm đủ các bước không. Phương án khảo sát đưa ra có ứng dụng được trên thực tế, còn vướng mắc gì không?
- Lưu ý là khảo sát có đáp ứng đủ yêu cầu về quản lý chất lượng xây dựng thì mới bắt tay vào thiết kế công trình xây dựng
Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Sau khi công đoạn khảo sát đã được đảm bảo, nhà thầu sẽ tiếp tục giao cho các kỹ sư thực hiện các loại bản vẽ thiết kế. Lúc này, các tiêu chí trong việc quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình xây dựng sẽ là:
- Người có đầy đủ kinh nghiệm và khả năng sẽ tiến hành thiết kế theo chỉ định của nhà thầu xây dựng. Bên cạnh đó, phải xây dựng tổ thiết kế và phân công người làm chủ nhiệm đồ án thiết kế.
- Kết quả khảo sát được sử dụng chỉ khi đáp ứng nhu cầu của bản thiết kế, cũng như phù hợp quy mô công trình
- Thiết kế xong phải có công tác tự kiểm tra nội bộ, sau đó mới trình chủ thầu xây dựng để cho ý kiến, tham khảo, sửa đổi nội dung
- Tiếp tục chỉnh sửa theo những gợi ý trong thẩm định
- Các công trình có quy mô lớn, cần đảm bảo tính an toàn cao, nên tiến hành thêm bước xây thử nghiệm những chi tiết cần kiểm tra lại ngoài thực tế
Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng
Đây là mục quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công trình có đạt yêu cầu ban đầu đề ra hay không, trong quá trình sử dụng có phát sinh vấn đề không, kinh phí xây dựng có vượt mức dự toán hay không, đều phụ thuộc vào bước này. Quản lý chất lượng thi công sẽ chia làm 2 phần nhỏ và tiến hành song song với nhau:
- Quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào: tất cả vật liệu, trang thiết bị, máy móc sử dụng trong xây dựng đều phải đạt chuẩn chất lượng, có giấy tờ chứng nhận đầy đủ. Nhà thầu phải có trách nhiệm kiểm tra kĩ về độ đạt của vật liệu, chất lượng và chủng loại phù hợp với thi công, số lượng đáp ứng đủ.
- Quản lý chất lượng quá trình thi công: luôn sát sao trên công trình với kế hoạch và bản thiết kế. Bất kỳ có sự sai lệch ở đâu nên có phương án sửa chữa luôn, làm đến đâu hoàn thành kiểm tra chất lượng đến đó.
Quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng
Công việc này cần tiến hành thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của chủ thầu xây dựng.
- Mục đích là phát hiện các vị trí hỏng hóc, xuống cấp ảnh hưởng đến mỹ quan và độ an toàn của công trình xây dựng để kịp thời sửa chữa.
- Trong quá trình sửa chữa, vẫn tiến hành các bước như quản lý chất lượng thi công. Sao cho kết thúc quá trình thì công trình được hoàn nguyên lại như ban đầu, đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo độ an toàn.
- Ngoài ra, nếu tiến hành bảo trì với mục đích kiểm tra niên hạn sử dụng của công trình, đưa ra quyết định tiếp tục sử dụng hay xây lại toàn bộ, thì bên quản lý chất lượng bảo hành phải đưa ra được con số cụ thể.
Tham khảo mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng
Sau khi tiến hành đầy đủ các bước trên, bạn sẽ tiến hành lập mẫu bằng cách thống kê lại toàn bộ giấy tờ, hồ sơ, sổ sách có liên quan, sắp xếp, chia riêng từng đối tượng một theo gợi ý:
Mong răng bài viết chia sẻ về mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng mang lại thông tin thật hữu ích và giúp bạn chuẩn bị hồ sơ cho các dự án đầy đủ!